Túi khí ô tô là gì? Và phụ kiện này có thực sự quan trọng không

Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã từng nghe đâu đó về một ai đó được cứu sống nhờ túi khí ô tô trong những vụ va chạm xe hơi nguy hiểm. Túi khí ô tô được áp dụng lần đầu vào năm 1941. Phụ kiện này nhằm giảm thiểu và hạn chế các chấn thương nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên xe ô tô khi xảy ra tai nạn. 

Hiện nay phụ kiện này được đánh giá là một trong các hệ thống an toàn cần thiết nhất, mà hầu hết các dòng xe đều phải được trang bị. Vậy đã biết túi khí ô tô là gì chưa? và có thực sự an toàn và cần thiết trên mỗi xe ô tô không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cơ chế hoạt động và cấu tạo của khí ô tô như thế nào ở bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu túi khí ô tô là gì nhé?

Để hiểu túi khí ô tô là gì, đầu tiên bạn có thể hiểu một cách nôm na nó giống như là chiếc đệm phao co giãn có khả năng thu gọn lại ở các vị trí cần thiết trên xe và tự động bung ra khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe hơi. Khi xảy ra va chạm hay tai nạn trong lúc điều khiển xe ô tô, túi khí ô tô sẽ được bơm phồng ngay lập tức để bảo vệ hành khách tránh va đập mạnh khi gặp tai nạn. Đặc biệt là hạn chế khả năng va đập các vị trí ở vùng đầu với những vật thể khác trên xe.

Túi khí nằm trong danh sách các thiết bị an toàn của xe ô tô, gồm thân xe, túi khí và đai an toàn. Nó được làm bằng chất liệu vải co dãn tốt và cảm biến của túi khí được kết nối với bộ điều khiển ACU, để nhận biết được thời điểm thích hợp kích hoạt tự động bơm phồng khi có sự va chạm. Vì vậy túi khí thực sự rất quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cho những người tham gia giao thông trên ô tô.

tui-khi-xe-o-to-la-gi

Xem thêm: 600 Triệu Mua Xe Ô Tô Gì?

Cơ chế hoạt động của túi khí ô tô

Để sử dụng túi khí hiệu quả, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ được cơ chế hoạt động của hệ thống túi khí ô tô, giúp nó trở thành “một thẻ bảo hành” cho sự an toàn của bạn nhé.

Túi khí sẽ được hoạt động khi có xảy xa va chạm, thông qua hệ thống cảm biến được truyền đến từ bộ điều khiển ACU để kích hoạt hệ thống bơm căng lên trong khoảng 2 mili giây. Nhờ đó túi khí một tấm đệm bảo vệ người ngồi trên xe ô tô.

Do lúc này bộ điều khiển ACU phân tích các dữ liệu về tốc độ, gia tốc và áp lực phanh, khi những dữ liệu này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi khí sẽ bị đánh lửa. Lập tức ngòi nổ sẽ sản sinh ra dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A rồi để đốt chất mồi lửa, từ đó hình thành hạt tạo khí và lượng khí lớn giúp cho túi khí được bơm căng lên. Toàn bộ các quá trình trên sẽ diễn ra khoảng 0,04 giây.

Cuối cùng túi khi xẹp hơi do lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài bằng các lỗ thông hơi trên bề mặt. Nhờ đó người ngồi trên xe sẽ tránh được những chấn thương nặng bởi những tác động do tai nạn xe hơi gây ra.

hoat-dong-tui-khi-o-to

Cấu tạo của túi khí ô tô

Túi khí sẽ có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào các vị trí của nó. Đối với túi khí dành cho người lái, túi khí sẽ được đặt trong đệm vô lăng và không thể tháo rời được. Bởi nó sẽ bao gồm đệm vô lăng, túi và bộ thổi khí.

Túi khí vị trí hành khách phía trước, túi khí bên sẽ gồm bộ phận ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất, đầu phóng, đĩa chắn và một số bộ phận khác. Ở vị trí này bộ thổi khí và túi khí được đặt trong một vỏ và ở trong bảng táp lô phía hành khách.

Một số lưu ý về túi khí ô tô mà bạn nên để ý

Không nên để đồ vật trên hệ thống túi khí, vì túi được hoạt động với tốc độ cực nhanh và lực rất mạnh.

Không nên ngồi quá gần với các hệ thống túi khí, bạn nên ngồi đúng vị trí, để tay vào vành tay lái và không nên để tay lên hệ thống túi khí.

Không nên chạm vào các bộ phận bên trong của túi khí ô tô sau khi nổ, bởi túi khí sau khi hoạt động và xẹp lại sẽ rất nóng, nếu chạm vào có thể sẽ khiến bạn bị bỏng.

Không nên cho các bạn nhỏ ngồi ở hàng ghế phía trước, bởi sẽ nguy hiểm khi hệ thống dây đai không đủ lực kéo để hoạt động khi túi khí bung ra. Nên sẽ rất nguy hiểm nếu túi khí bị đập vào các bạn nhỏ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã hiểu được túi khí ô tô là gì, và tầm quan trọng của nó trong việc đảm bảo an toàn tính mạng của người điều khiển và những hành khách trong xe nhé.